New member
- Tham gia
- 20/2/24
- Bài viết
- 6
- Chủ đề Tác giả
- #1
Giới doanh nghiệp đang đứng trước áp lực thay đổi chưa từng có từ người tiêu dùng, cơ quan quản lý và từ chính các đối tác của mình nhằm giảm thiểu tác động môi trường và xã hội, còn được biết đến là Phát triển Bền vững. Đây không còn chỉ là trào lưu nhất thời của một vài nhóm nhỏ, nó đã trở thành Đại xu thế mạnh mẽ không thể đảo ngược trên quy mô toàn cầu. Chỉ có duy nhất 2 lựa chọn, một là theo xu thế, hai là sớm bị loại khỏi cuộc chơi. Câu hỏi đã lỗi thời: “Chúng ta có nên?” câu hỏi hợp thời giờ đây là: “Chúng ta cần làm như thế nào?” Ở khía cạnh tích cực, chúng ta hoàn toàn có thể biến Nguy thành Cơ.
Hàng ngày trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, ngay cả qua câu chuyện với các đối tác khách hàng, những từ khóa được lặp đi lặp lại khiến ta không thể bỏ qua như: sống xanh, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế phi carbon, bù đắp carbon, chứng chỉ xanh, hạ tầng xanh, năng lượng tái tạo, biến đổi khí hậu, bao bì thân thiện, tái chế và tái sử dụng, phòng chống tham nhũng, công bằng xã hội hay trách nhiệm xã hội, bình đẳng giới hay quyền phụ nữ... Thế giới gọi chung là ESG với trọng tâm giải quyết bao trùm 3 nhóm vấn đề lớn, cũng là 3 yếu tố quyết định của phát triển bền vững là Environment – Môi trường, Social – Xã hội, và Governance – Quản trị.
Đầu tiên, chúng ta hãy xét đến yếu tố Môi Trường:
Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới, nếu không có các biện pháp ứng phó và giảm thiểu phù hợp, ước tính biến đổi khí hậu sẽ khiến Việt Nam mất khoảng 12% đến 14,5% tổng GDP mỗi năm vào năm 2050 và có thể khiến tới một triệu người rơi vào tình trạng nghèo cùng cực vào năm 2030. Trước nguy cơ này, Chính phủ Việt Nam đã sớm ban hành nhiều chính sách nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu. Các chương trình hành động quốc gia, cấp ngành, địa phương cũng từng bước được xây dựng và triển khai thực hiện. Đặc biệt, sau cam kết của Việt Nam tại COP26 năm 2021, tới nay, các bộ, ngành đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều đề án, nghị định, chiến lược và kế hoạch hành động cụ thể.
Với một nền kinh tế sản xuất có độ mở rất cao, chú trọng xuất khẩu, trong xu thế toàn cầu hóa, chúng ta phụ thuộc lớn vào tình hình quốc tế. Chính vì thế, các cam kết quốc tế như cam kết về giảm phát thải ròng bằng 0, cam kết chấm dứt tình trạng phá rừng đặc biệt là rừng nhiệt đới, cam kết về bảo vệ đa dạng sinh học, cơ chế điều chỉnh carbon xuyên biên giới CBAM của Liên minh châu Âu… là những cam kết sẽ ảnh hưởng trực tiếp và sớm nhất đến các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam. Xu hướng này sẽ tạo nên luật chơi mới, san bằng cho các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, bất kể vùng địa lý hay quy mô.
Năm 2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cam kết đưa mức phát thải nhà kính tại Việt Nam về 0 (net-zero). Đồng thời, Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050” nhằm thúc đẩy và đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế xanh gắn với phát triển bền vững một cách toàn diện. Vừa qua, Chính phủ cũng đã phê duyệt “Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030”. Trong đó, vai trò của khu vực kinh tế tư nhân và cộng đồng doanh nhân được nhấn mạnh như là một yếu tố thúc đẩy thành công các mục tiêu này.
Cộng đồng doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng, vừa là chủ thể chịu tác động của biến đổi khí hậu, vừa là đối tượng quan trọng trực tiếp tham gia, chuyển các thách thức thành cơ hội từ tác động của biến đổi khí hậu.
Theo khảo sát về Quản trị, môi trường và xã hội của công ty tư vấn Bain về doanh nghiệp khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2022 của gần 17.000 người tại 11 quốc gia, người tiêu dùng ở các nước đang phát triển như Việt Nam, Philippines, Indonesia,… quan tâm về môi trường và xã hội nhiều hơn so với các nước phát triển.
Đáng chú ý, Việt Nam đứng đầu danh sách về mong muốn doanh nghiệp đóng vai trò dẫn dắt quá trình chuyển đổi để phát triển bền vững. Trong khi đó, ở các nước như Malaysia, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, người tiêu dùng kỳ vọng chính phủ giữ vai trò này.
Ở góc độ thị trường, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ carbon thấp là một xu thế lớn và không thể đảo ngược, các doanh nghiệp cần nhìn nhận đây là một cơ hội lớn để có tầm nhìn dài hạn và đầu tư thích đáng cho việc chuyển đổi.
Vài ví dụ về kinh doanh tích cực về môi trường mọi tổ chức có thể thực hành bao gồm:
Khía cạnh xã hội tập trung vào chính văn hóa nơi làm việc và cách doanh nghiệp bạn tác động đến xã hội rộng lớn hơn.
Ngày nay thế giới ngày càng quan tâm đến yếu tố con người trong hoạt động kinh tế. Đặc biệt với áp lực ngày càng mạnh mẽ ở các xã hội Phương Tây, nhiều chính phủ đã đưa ra các điều kiện rất khắt khe đối với sản phẩm, dịch vụ được nhập khẩu và tiêu thụ. Không phải chất lượng hay giá bán, họ quan tâm đến điều kiện và cách thức sản phẩm đó được tạo ra và ảnh hưởng đến cộng đồng ra sao. Một công ty có thể đóng góp tích cực vào sự công bằng trong xã hội, đầu tư vào các cơ hội và điều kiện công bằng và bình đẳng cho nhân viên, những người làm việc trong chuỗi cung ứng của họ và cộng đồng địa phương.
Bình đẳng và công bằng là trọng tâm của khía cạnh này và các ví dụ thực tiễn bao gồm:
Quản trị đề cập đến các quá trình ra quyết định, báo cáo và hậu cần để điều hành một doanh nghiệp.
Như chúng ta thấy, thiếu minh bạch và dân chủ dẫn đến hệ lụy tham nhũng ngày càng phức tạp. Nó cũng góp phần tạo nên đói nghèo, bất bình đẳng xã hội, phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ và những biến động xã hội khó lường. Các chính phủ và người dân có lý do để đặc biệt quan tâm đến yếu tố quản trị trong mọi hoạt động kinh tế. Nó cũng xem xét hành vi đạo đức của doanh nghiệp và tính minh bạch với các bên liên quan trong toàn bộ quy trình hoạt động.
Quản trị được liên kết với các khía cạnh Môi Trường và Xã Hội trong ESG ở chỗ nó xem xét tính minh bạch và ra quyết định đằng sau chúng.
Các tiêu chuẩn quản trị ESG đảm bảo một công ty sử dụng các phương pháp kế toán chính xác và minh bạch, theo đuổi tính toàn vẹn và đa dạng trong việc lựa chọn lãnh đạo và chịu trách nhiệm trước các cổ đông.
Các nhà đầu tư chú trọng đến ESG có thể yêu cầu đảm bảo rằng các công ty tránh xung đột lợi ích trong việc lựa chọn thành viên hội đồng quản trị và giám đốc điều hành cấp cao, không sử dụng các khoản đóng góp chính trị để được đối xử ưu đãi hoặc tham gia vào các hành vi bất hợp pháp.
Đảm bảo quản trị tốt trong doanh nghiệp có thể thu hút các nhà đầu tư, giảm biến động nhân sự và rủi ro chuỗi cung ứng. Và thực hành quản trị tốt cũng có thể cho phép các doanh nghiệp phát triển ổn định trong dài hạn.
Vậy ở góc độ doanh nghiệp, chúng ta có thể làm như thế nào và bắt đầu từ đâu?
Cũng như trước mỗi cuộc hành trình, chúng ta cần xác định mục tiêu của hành trình, tình trạng thể lực, thế mạnh cũng như điểm yếu của mình. Đối với hành trình bền vững, bạn sẽ cần tự đáng giá mức độ tham vọng về ESG của doanh nghiệp cũng như xuất phát điểm hiện tại của mình trong hành trình phát triển bền vững.
Tiếp theo, phải thay đổi tư duy đúng từ cấp quản lý cao nhất tới nhân sự cấp thấp về phát triển bền vững, xem đây là cơ hội thay vì là gánh nặng. Tích hợp các cân nhắc bền vững trong mọi quy trình và hoạt động sản xuất kinh doanh không những giúp kiểm soát tốt hơn các rủi ro mà còn đưa đến cơ hội tận dụng các cơ hội kinh doanh liên quan đến các xu hướng ESG. Suy nghĩ tích cực sẽ tạo năng lượng tích cực để đem lại kết quả tích cực. Tương tự, doanh nghiệp vẫn nghĩ nâu thì không thể làm được xanh.
Ngoài nhận thức, kiến thức nền tảng về ESG của nhân sự nòng cốt đóng vai trò vô cùng quan trọng. Không chỉ đơn thuần là cố gắng tiết kiệm điện, nước, tăng ngân sách đào tạo cho nhân viên hay sử dụng bao bì tự hủy. Có thể nói, phát triển bền vững là một môn thể thao đồng đội cần chiến lược được xây dựng nghiêm túc, bài bản, có sự phối hợp và định hướng dài hạn.
Case study về cách doanh nghiệp có thể tận dụng hiệu quả các cơ hội từ xu hướng này:
Tập đoàn CT Group đã ra mắt Công ty cổ phần Sàn giao dịch tín chỉ carbon ASEAN (CCTPA) vào ngày 29-9, với mục tiêu chủ động thích ứng chính sách thương mại về môi trường quốc tế, đồng thời hướng tới nền kinh tế carbon thấp. Ngay trong năm 2023, lần đầu tiên, Việt Nam chính thức bán được 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng, thu về 51,5 triệu USD, khoảng 1.200 tỷ đồng.
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), hơn 50% hộ dân nông thôn Việt Nam sử dụng bếp truyền thống là dạng bếp kiềng ba chân, gây khói bụi ô nhiễm và lãng phí nhiên liệu. Phụ nữ và trẻ em thường đảm nhận việc nhóm lửa, nấu nướng nên phải chịu nhiều tác hại đến sức khỏe do hít phải lượng lớn khói bếp. Công ty Intraco ký thỏa thuận và phân phối miễn phí bếp đun cải tiến tiết kiệm năng lượng, giảm tiêu thụ củi hoặc sinh khối, nhờ đó giảm phát thải khí nhà kính. Bên cạnh lợi ích về khí hậu giúp giảm 40 - 60% mức tiêu thụ nhiên liệu, bếp đun cải tiến còn có những lợi ích trực tiếp cho môi trường và xã hội tại các khu vực thực hiện dự án. Bởi theo ước tính, khoảng 50% lượng gỗ khai thác sử dụng làm nhiên liệu đốt và 30% trong số đó là từ các nguồn không bền vững. Chính dự án bếp đun cải tiến góp phần giúp giảm nạn phá rừng và suy thoái đa dạng sinh học rừng tại địa phương. Cùng với đó, bếp đun cải tiến mang lại lợi ích về sức khỏe do loại bếp này gần như không tạo ra khói và giảm các bệnh hô hấp liên quan do khói bếp.
Và dự án Intraco cung cấp miễn phí thiết bị lọc nước cho các hộ nghèo tại các thôn bản trên khắp Việt Nam nhờ mạng lưới 22 triệu hội viên của Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Đến nay, dự án bếp đạt khoảng 850.000 bếp đun tiết kiệm năng lượng được trao tận tay bà con. Dự án cung cấp nước uống an toàn và nước sạch học đường, với số lượng 364.000 thiết bị lọc nước. Thông qua đó, Intraco quy đổi được 4,5 triệu tín chỉ carbon hằng năm và trở thành đơn vị phát triển và cung cấp tín chỉ carbon hàng đầu Việt Nam.
Khi đội ngũ lãnh đạo cấp cao có nhận thức rõ ràng thì công ty cần tiến hành xây dựng nhóm chuyên viên ESG đầu tiên với mục tiêu thiết lập, giám sát, đánh giá và đào tạo nội bộ, nhằm đạt các mục tiêu phát triển bền vững của tổ chức. Lãnh đạo bộ phận này thường là thành viên cấp cao trong ban điều hành và cần có đủ năng lực cũng như thẩm quyền ra các quyết định ngay lập tức, hoặc cố vấn cho Ban Điều hành ra những quyết sách ESG hệ trọng.
Để có cơ sở đánh giá chính xác và chi tiết thì cần lựa chọn một bộ tiêu chuẩn khoa học và một phương pháp thực hiện có tính hệ thống và tự động. Báo cáo cuối cùng sẽ cho chúng ta biết mình đang làm tốt ở đâu, những bộ phận hay khâu nào chưa tốt để tập trung đầu tư khắc phục và cải thiện. Ví dụ, báo cáo phải truy ra khâu nào, ở đâu, thời gian nào trong cả quy trình sản xuất kinh doanh tạo ra nhiều rác thải/ phế phẩm hay khí Carbon Dioxit nhất; thương vụ đầu tư nào có tác động tiêu cực về mặt môi trường hay gây chống đối ở cộng đồng địa phương và ở mức độ nào; khâu nào và ở đâu sử dụng năng lượng kém hiệu quả nhất, mức độ minh bạch trong từng khâu ra quyết định đã tạo ra những rủi ro gì, sự bất mãn và mức độ bất mãn hay bất bình đẳng diễn ra ở đâu và nhóm nào trong lực lượng lao động.
May mắn thứ nhất là hiện nay chúng ta đã có sẵn các bộ tiêu chuẩn, tiêu chí và khuôn khổ để sử dụng, lại hoàn toàn miễn phí. Ngoài Chỉ số Phát triển bền vững (VNSI) do HOSE công bố, doanh nghiệp tại Việt Nam hoàn toàn có thể chọn báo cáo theo một hoặc nhiều trong số các khuôn khổ/ tiêu chuẩn bao quát nhất về ESG đang được công nhận rộng rãi trên toàn cầu:
Cái may thứ hai là đã có sẵn một hệ thống công nghệ để đưa ra Báo cáo ESG hay Báo cáo Bền vững có tính hệ thống và tự động cập nhật hoàn toàn theo thời gian thực, trên cơ sở công nghệ AI và điện toán đám mây, bất chấp độ phức tạp của mô hình kinh doanh hay quy mô doanh nghiệp. Công nghệ này sẽ tự động cập nhật, thu thập mọi thông tin, số liệu liên quan đến 3 yếu tố cấu thành ESG. Báo cáo ESG bao gồm các đo lường về lượng khí thải, sử dụng tài nguyên, môi trường và tài nguyên thiên nhiên của công ty, chính sách lao động và nhân quyền, sức khỏe và an toàn lao động, quản lý chuỗi cung ứng, trách nhiệm sản phẩm, chống tham nhũng và đầu tư cộng đồng, …
Thông số này có thể từ nhiều nguồn rời rạc khác nhau của tổ chức như kế toán, hành chính, nhân sự, marketing, kinh doanh, bộ phận sản xuất hay cung ứng và tất nhiên ở nhiều khu vực địa lý khác nhau nếu doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh với nhiều chi nhánh hay công ty con.
Tài liệu có thể ở nhiều dạng từ thủ công đơn giản nhất đến sãn có trên hệ thống phần mềm ERP hay CRM. Sau đó hệ thống này phải phân tích, tính toán, xử lý chuẩn hóa, đánh giá và lập bản đồ phân bổ. Tùy theo khuôn khổ hay tiêu chuẩn doanh nghiệp lựa chọn mà hệ thống sẽ đưa ra các bản Báo cáo hoàn chỉnh theo nhiều định dạng khác nhau. Lưu ý là mọi đăng nhập hay sửa đổi thông tin, số liệu đều cần được kiểm soát và truy xuất chi tiết thông qua phân cấp, phân quyền. Tổ chức cũng hoàn toàn có thể phân quyền để dễ dàng truy suất triệt để các sai sót, thách thức cũng như đề xuất cải thiện liên quan đến ESG.
Khác với cách lập báo cáo truyền thống tốn công và tốn sức, mất nhiều thời gian và ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp; giờ đây, với công nghệ số, các bạn chỉ cần làm duy nhất lần đầu, sau đó hàng quý hay hàng năm, doanh nghiệp có thể xuất báo cáo ESG chỉ bằng một cú click. Thế giới đang thay đổi với tốc độ chưa từng có và chính những doanh nghiệp thích nghi và nắm bắt các công nghệ mới sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên do công nghệ thúc đẩy này.
Báo cáo ESG được lập theo tiêu chuẩn độc lập, uy tín, bao quát và được kiểm toán độc lập sẽ như tấm hộ chiếu bảo chứng quyền lực cao nhất về phát triển bền vững của bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào trên thế giới, dù quy mô lớn hay nhỏ, hay ở bất cứ ngành nghề và lĩnh vực gì. Báo cáo ESG theo chuẩn mực quốc tế nhấn mạnh tính đo lường, minh bạch và xóa bỏ điểm mù về kiểm soát các rủi ro. Do đó, nó tạo niềm tin tuyệt đối có thể kiểm chứng cho khách hàng, đối tác và ngay cả các quỹ đầu tư khắt khe cung cấp các gói tín dụng xanh, hỗ trợ không giới hạn và đồng hành lâu dài với điều kiện ưu đãi nhất, chỉ dành cho các tay chơi dẫn đầu thị trường.
Báo cáo ESG cũng chính là cơ sở thực tiễn trên cơ sở khoa học để doanh nghiệp xây dựng một chiến lược hành động dài hạn về ESG gắn với Kế hoạch tổng thể của doanh nghiệp. Khi đã có kế hoạch với mục tiêu rõ ràng, hãy bắt đầu và kiên định thực hiện từ dễ tới khó.
Chuyển đổi ESG đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư và chuẩn bị kỹ nguồn lực. Việc này rất khó trong giai đoạn hiện nay, khó về vốn đầu tư, khó về công nghệ, khó cả về con người vận hành công nghệ.
Doanh nghiệp cần trợ lực để chuyển đổi ESG
Chính phủ Việt Nam mặc dù đã nỗ lực rất nhiều trong những năm trở lại đây nhưng vẫn còn khoảng cách xa so với thế giới nói riêng và nhu cầu của doanh nghiệp nói chung. Sẽ cần tăng tốc xây dựng, ban hành thêm khung pháp lý rõ ràng, lộ trình chuyển đổi và công bố công bằng với mọi doanh nghiệp và ngành nghề, chính sách khuyến khích về đào tạo, thuế và nguồn vốn ưu đãi mang tính đột phá. Đặc biệt ở giai đoạn đầu tiên là quá trình kiểm kê, đánh giá và phân tích thông tin, đào tạo đội ngũ nòng cốt, nhằm đưa ra Báo cáo ESG một cách hoàn chỉnh. Doanh nghiệp biết quá trình sản xuất kinh doanh của mình đang ở giai đoạn nào của lộ trình phát triển bền vững, khâu nào có vấn đề, để từ đấy có những giải pháp cải thiện hiệu quả.
Hung Ninh - ESG Transformation Lead
YTT Consulting
Hàng ngày trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, ngay cả qua câu chuyện với các đối tác khách hàng, những từ khóa được lặp đi lặp lại khiến ta không thể bỏ qua như: sống xanh, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế phi carbon, bù đắp carbon, chứng chỉ xanh, hạ tầng xanh, năng lượng tái tạo, biến đổi khí hậu, bao bì thân thiện, tái chế và tái sử dụng, phòng chống tham nhũng, công bằng xã hội hay trách nhiệm xã hội, bình đẳng giới hay quyền phụ nữ... Thế giới gọi chung là ESG với trọng tâm giải quyết bao trùm 3 nhóm vấn đề lớn, cũng là 3 yếu tố quyết định của phát triển bền vững là Environment – Môi trường, Social – Xã hội, và Governance – Quản trị.
Đầu tiên, chúng ta hãy xét đến yếu tố Môi Trường:
Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới, nếu không có các biện pháp ứng phó và giảm thiểu phù hợp, ước tính biến đổi khí hậu sẽ khiến Việt Nam mất khoảng 12% đến 14,5% tổng GDP mỗi năm vào năm 2050 và có thể khiến tới một triệu người rơi vào tình trạng nghèo cùng cực vào năm 2030. Trước nguy cơ này, Chính phủ Việt Nam đã sớm ban hành nhiều chính sách nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu. Các chương trình hành động quốc gia, cấp ngành, địa phương cũng từng bước được xây dựng và triển khai thực hiện. Đặc biệt, sau cam kết của Việt Nam tại COP26 năm 2021, tới nay, các bộ, ngành đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều đề án, nghị định, chiến lược và kế hoạch hành động cụ thể.
Với một nền kinh tế sản xuất có độ mở rất cao, chú trọng xuất khẩu, trong xu thế toàn cầu hóa, chúng ta phụ thuộc lớn vào tình hình quốc tế. Chính vì thế, các cam kết quốc tế như cam kết về giảm phát thải ròng bằng 0, cam kết chấm dứt tình trạng phá rừng đặc biệt là rừng nhiệt đới, cam kết về bảo vệ đa dạng sinh học, cơ chế điều chỉnh carbon xuyên biên giới CBAM của Liên minh châu Âu… là những cam kết sẽ ảnh hưởng trực tiếp và sớm nhất đến các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam. Xu hướng này sẽ tạo nên luật chơi mới, san bằng cho các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, bất kể vùng địa lý hay quy mô.
Năm 2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cam kết đưa mức phát thải nhà kính tại Việt Nam về 0 (net-zero). Đồng thời, Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050” nhằm thúc đẩy và đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế xanh gắn với phát triển bền vững một cách toàn diện. Vừa qua, Chính phủ cũng đã phê duyệt “Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030”. Trong đó, vai trò của khu vực kinh tế tư nhân và cộng đồng doanh nhân được nhấn mạnh như là một yếu tố thúc đẩy thành công các mục tiêu này.
Cộng đồng doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng, vừa là chủ thể chịu tác động của biến đổi khí hậu, vừa là đối tượng quan trọng trực tiếp tham gia, chuyển các thách thức thành cơ hội từ tác động của biến đổi khí hậu.
Theo khảo sát về Quản trị, môi trường và xã hội của công ty tư vấn Bain về doanh nghiệp khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2022 của gần 17.000 người tại 11 quốc gia, người tiêu dùng ở các nước đang phát triển như Việt Nam, Philippines, Indonesia,… quan tâm về môi trường và xã hội nhiều hơn so với các nước phát triển.
Đáng chú ý, Việt Nam đứng đầu danh sách về mong muốn doanh nghiệp đóng vai trò dẫn dắt quá trình chuyển đổi để phát triển bền vững. Trong khi đó, ở các nước như Malaysia, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, người tiêu dùng kỳ vọng chính phủ giữ vai trò này.
Ở góc độ thị trường, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ carbon thấp là một xu thế lớn và không thể đảo ngược, các doanh nghiệp cần nhìn nhận đây là một cơ hội lớn để có tầm nhìn dài hạn và đầu tư thích đáng cho việc chuyển đổi.
Vài ví dụ về kinh doanh tích cực về môi trường mọi tổ chức có thể thực hành bao gồm:
- Giảm tiêu thụ năng lượng và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo để trở thành tổ chức phát thải ròng bằng 0.
- Phát triển các sản phẩm và dịch vụ xanh hơn.
- Chuyển sang các sản phẩm không chất thải hoặc bao bì bền vững sử dụng vật liệu phân hủy sinh học.
- Giảm lượng khí thải carbon bằng cách thay đổi sang chiếu sáng bằng đèn LED.
- Khuyến khích tái chế và giảm lượng chất thải đưa tới các bãi chôn lấp.
Khía cạnh xã hội tập trung vào chính văn hóa nơi làm việc và cách doanh nghiệp bạn tác động đến xã hội rộng lớn hơn.
Ngày nay thế giới ngày càng quan tâm đến yếu tố con người trong hoạt động kinh tế. Đặc biệt với áp lực ngày càng mạnh mẽ ở các xã hội Phương Tây, nhiều chính phủ đã đưa ra các điều kiện rất khắt khe đối với sản phẩm, dịch vụ được nhập khẩu và tiêu thụ. Không phải chất lượng hay giá bán, họ quan tâm đến điều kiện và cách thức sản phẩm đó được tạo ra và ảnh hưởng đến cộng đồng ra sao. Một công ty có thể đóng góp tích cực vào sự công bằng trong xã hội, đầu tư vào các cơ hội và điều kiện công bằng và bình đẳng cho nhân viên, những người làm việc trong chuỗi cung ứng của họ và cộng đồng địa phương.
Bình đẳng và công bằng là trọng tâm của khía cạnh này và các ví dụ thực tiễn bao gồm:
- Đảm bảo sản phẩm an toàn và dữ liệu khách hàng được bảo mật.
- Ngăn chặn sự lạm dụng trong chuỗi cung ứng, chẳng hạn như quyền lao động, bao gồm lao động ép buộc hay lao động trẻ em và tự do hoạt động công đoàn.
- Chương trình đào tạo và hỗ trợ sức khỏe, an toàn và hạnh phúc cho người lao động.
- Thúc đẩy bình đẳng trong lực lượng lao động với các chính sách đa dạng và hòa nhập.
- Đầu tư vào các dự án cộng đồng địa phương, chẳng hạn như tài trợ cho các sáng kiến giáo dục hay môi trường.
Quản trị đề cập đến các quá trình ra quyết định, báo cáo và hậu cần để điều hành một doanh nghiệp.
Như chúng ta thấy, thiếu minh bạch và dân chủ dẫn đến hệ lụy tham nhũng ngày càng phức tạp. Nó cũng góp phần tạo nên đói nghèo, bất bình đẳng xã hội, phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ và những biến động xã hội khó lường. Các chính phủ và người dân có lý do để đặc biệt quan tâm đến yếu tố quản trị trong mọi hoạt động kinh tế. Nó cũng xem xét hành vi đạo đức của doanh nghiệp và tính minh bạch với các bên liên quan trong toàn bộ quy trình hoạt động.
Quản trị được liên kết với các khía cạnh Môi Trường và Xã Hội trong ESG ở chỗ nó xem xét tính minh bạch và ra quyết định đằng sau chúng.
Các tiêu chuẩn quản trị ESG đảm bảo một công ty sử dụng các phương pháp kế toán chính xác và minh bạch, theo đuổi tính toàn vẹn và đa dạng trong việc lựa chọn lãnh đạo và chịu trách nhiệm trước các cổ đông.
Các nhà đầu tư chú trọng đến ESG có thể yêu cầu đảm bảo rằng các công ty tránh xung đột lợi ích trong việc lựa chọn thành viên hội đồng quản trị và giám đốc điều hành cấp cao, không sử dụng các khoản đóng góp chính trị để được đối xử ưu đãi hoặc tham gia vào các hành vi bất hợp pháp.
Đảm bảo quản trị tốt trong doanh nghiệp có thể thu hút các nhà đầu tư, giảm biến động nhân sự và rủi ro chuỗi cung ứng. Và thực hành quản trị tốt cũng có thể cho phép các doanh nghiệp phát triển ổn định trong dài hạn.
Vậy ở góc độ doanh nghiệp, chúng ta có thể làm như thế nào và bắt đầu từ đâu?
Cũng như trước mỗi cuộc hành trình, chúng ta cần xác định mục tiêu của hành trình, tình trạng thể lực, thế mạnh cũng như điểm yếu của mình. Đối với hành trình bền vững, bạn sẽ cần tự đáng giá mức độ tham vọng về ESG của doanh nghiệp cũng như xuất phát điểm hiện tại của mình trong hành trình phát triển bền vững.
Tiếp theo, phải thay đổi tư duy đúng từ cấp quản lý cao nhất tới nhân sự cấp thấp về phát triển bền vững, xem đây là cơ hội thay vì là gánh nặng. Tích hợp các cân nhắc bền vững trong mọi quy trình và hoạt động sản xuất kinh doanh không những giúp kiểm soát tốt hơn các rủi ro mà còn đưa đến cơ hội tận dụng các cơ hội kinh doanh liên quan đến các xu hướng ESG. Suy nghĩ tích cực sẽ tạo năng lượng tích cực để đem lại kết quả tích cực. Tương tự, doanh nghiệp vẫn nghĩ nâu thì không thể làm được xanh.
Ngoài nhận thức, kiến thức nền tảng về ESG của nhân sự nòng cốt đóng vai trò vô cùng quan trọng. Không chỉ đơn thuần là cố gắng tiết kiệm điện, nước, tăng ngân sách đào tạo cho nhân viên hay sử dụng bao bì tự hủy. Có thể nói, phát triển bền vững là một môn thể thao đồng đội cần chiến lược được xây dựng nghiêm túc, bài bản, có sự phối hợp và định hướng dài hạn.
Case study về cách doanh nghiệp có thể tận dụng hiệu quả các cơ hội từ xu hướng này:
Tập đoàn CT Group đã ra mắt Công ty cổ phần Sàn giao dịch tín chỉ carbon ASEAN (CCTPA) vào ngày 29-9, với mục tiêu chủ động thích ứng chính sách thương mại về môi trường quốc tế, đồng thời hướng tới nền kinh tế carbon thấp. Ngay trong năm 2023, lần đầu tiên, Việt Nam chính thức bán được 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng, thu về 51,5 triệu USD, khoảng 1.200 tỷ đồng.
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), hơn 50% hộ dân nông thôn Việt Nam sử dụng bếp truyền thống là dạng bếp kiềng ba chân, gây khói bụi ô nhiễm và lãng phí nhiên liệu. Phụ nữ và trẻ em thường đảm nhận việc nhóm lửa, nấu nướng nên phải chịu nhiều tác hại đến sức khỏe do hít phải lượng lớn khói bếp. Công ty Intraco ký thỏa thuận và phân phối miễn phí bếp đun cải tiến tiết kiệm năng lượng, giảm tiêu thụ củi hoặc sinh khối, nhờ đó giảm phát thải khí nhà kính. Bên cạnh lợi ích về khí hậu giúp giảm 40 - 60% mức tiêu thụ nhiên liệu, bếp đun cải tiến còn có những lợi ích trực tiếp cho môi trường và xã hội tại các khu vực thực hiện dự án. Bởi theo ước tính, khoảng 50% lượng gỗ khai thác sử dụng làm nhiên liệu đốt và 30% trong số đó là từ các nguồn không bền vững. Chính dự án bếp đun cải tiến góp phần giúp giảm nạn phá rừng và suy thoái đa dạng sinh học rừng tại địa phương. Cùng với đó, bếp đun cải tiến mang lại lợi ích về sức khỏe do loại bếp này gần như không tạo ra khói và giảm các bệnh hô hấp liên quan do khói bếp.
Và dự án Intraco cung cấp miễn phí thiết bị lọc nước cho các hộ nghèo tại các thôn bản trên khắp Việt Nam nhờ mạng lưới 22 triệu hội viên của Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Đến nay, dự án bếp đạt khoảng 850.000 bếp đun tiết kiệm năng lượng được trao tận tay bà con. Dự án cung cấp nước uống an toàn và nước sạch học đường, với số lượng 364.000 thiết bị lọc nước. Thông qua đó, Intraco quy đổi được 4,5 triệu tín chỉ carbon hằng năm và trở thành đơn vị phát triển và cung cấp tín chỉ carbon hàng đầu Việt Nam.
Khi đội ngũ lãnh đạo cấp cao có nhận thức rõ ràng thì công ty cần tiến hành xây dựng nhóm chuyên viên ESG đầu tiên với mục tiêu thiết lập, giám sát, đánh giá và đào tạo nội bộ, nhằm đạt các mục tiêu phát triển bền vững của tổ chức. Lãnh đạo bộ phận này thường là thành viên cấp cao trong ban điều hành và cần có đủ năng lực cũng như thẩm quyền ra các quyết định ngay lập tức, hoặc cố vấn cho Ban Điều hành ra những quyết sách ESG hệ trọng.
Để có cơ sở đánh giá chính xác và chi tiết thì cần lựa chọn một bộ tiêu chuẩn khoa học và một phương pháp thực hiện có tính hệ thống và tự động. Báo cáo cuối cùng sẽ cho chúng ta biết mình đang làm tốt ở đâu, những bộ phận hay khâu nào chưa tốt để tập trung đầu tư khắc phục và cải thiện. Ví dụ, báo cáo phải truy ra khâu nào, ở đâu, thời gian nào trong cả quy trình sản xuất kinh doanh tạo ra nhiều rác thải/ phế phẩm hay khí Carbon Dioxit nhất; thương vụ đầu tư nào có tác động tiêu cực về mặt môi trường hay gây chống đối ở cộng đồng địa phương và ở mức độ nào; khâu nào và ở đâu sử dụng năng lượng kém hiệu quả nhất, mức độ minh bạch trong từng khâu ra quyết định đã tạo ra những rủi ro gì, sự bất mãn và mức độ bất mãn hay bất bình đẳng diễn ra ở đâu và nhóm nào trong lực lượng lao động.
May mắn thứ nhất là hiện nay chúng ta đã có sẵn các bộ tiêu chuẩn, tiêu chí và khuôn khổ để sử dụng, lại hoàn toàn miễn phí. Ngoài Chỉ số Phát triển bền vững (VNSI) do HOSE công bố, doanh nghiệp tại Việt Nam hoàn toàn có thể chọn báo cáo theo một hoặc nhiều trong số các khuôn khổ/ tiêu chuẩn bao quát nhất về ESG đang được công nhận rộng rãi trên toàn cầu:
- Global Reporting Initiative (GRI - Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu),
- Carbon Disclosure Project (CDP - trước đây là 'Dự án Công bố Carbon'),
- Climate Disclosure Standards Board (CDSB – Ủy ban Tiêu chuẩn Công bố Khí hậu),
- Sustainability Accounting Standards Board (SASB - Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Bền vững),
- Science-Based Targets Initiative (SBTi - Sáng kiến Mục tiêu Dựa trên Khoa học)
- Task Force on Climate-related Financial Disclosures (TCFD - Lực lượng đặc nhiệm về công khai tài chính liên quan đến khí hậu),
- International Sustainability Standards Board (ISSB - Hội đồng Tiêu chuẩn Bền vững Quốc tế),
- International Organization for Standardization (ISO - Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế),
- Green Business Bureau (GBB – Cục Kinh Doanh Xanh),
- UN Sustainable Development Goals (SDGs - Các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc),
- UN Principles for Responsible Investment (PRI - Nguyên tắc của Liên Hợp Quốc về đầu tư có trách nhiệm), ...
Cái may thứ hai là đã có sẵn một hệ thống công nghệ để đưa ra Báo cáo ESG hay Báo cáo Bền vững có tính hệ thống và tự động cập nhật hoàn toàn theo thời gian thực, trên cơ sở công nghệ AI và điện toán đám mây, bất chấp độ phức tạp của mô hình kinh doanh hay quy mô doanh nghiệp. Công nghệ này sẽ tự động cập nhật, thu thập mọi thông tin, số liệu liên quan đến 3 yếu tố cấu thành ESG. Báo cáo ESG bao gồm các đo lường về lượng khí thải, sử dụng tài nguyên, môi trường và tài nguyên thiên nhiên của công ty, chính sách lao động và nhân quyền, sức khỏe và an toàn lao động, quản lý chuỗi cung ứng, trách nhiệm sản phẩm, chống tham nhũng và đầu tư cộng đồng, …
Thông số này có thể từ nhiều nguồn rời rạc khác nhau của tổ chức như kế toán, hành chính, nhân sự, marketing, kinh doanh, bộ phận sản xuất hay cung ứng và tất nhiên ở nhiều khu vực địa lý khác nhau nếu doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh với nhiều chi nhánh hay công ty con.
Tài liệu có thể ở nhiều dạng từ thủ công đơn giản nhất đến sãn có trên hệ thống phần mềm ERP hay CRM. Sau đó hệ thống này phải phân tích, tính toán, xử lý chuẩn hóa, đánh giá và lập bản đồ phân bổ. Tùy theo khuôn khổ hay tiêu chuẩn doanh nghiệp lựa chọn mà hệ thống sẽ đưa ra các bản Báo cáo hoàn chỉnh theo nhiều định dạng khác nhau. Lưu ý là mọi đăng nhập hay sửa đổi thông tin, số liệu đều cần được kiểm soát và truy xuất chi tiết thông qua phân cấp, phân quyền. Tổ chức cũng hoàn toàn có thể phân quyền để dễ dàng truy suất triệt để các sai sót, thách thức cũng như đề xuất cải thiện liên quan đến ESG.
Khác với cách lập báo cáo truyền thống tốn công và tốn sức, mất nhiều thời gian và ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp; giờ đây, với công nghệ số, các bạn chỉ cần làm duy nhất lần đầu, sau đó hàng quý hay hàng năm, doanh nghiệp có thể xuất báo cáo ESG chỉ bằng một cú click. Thế giới đang thay đổi với tốc độ chưa từng có và chính những doanh nghiệp thích nghi và nắm bắt các công nghệ mới sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên do công nghệ thúc đẩy này.
Báo cáo ESG được lập theo tiêu chuẩn độc lập, uy tín, bao quát và được kiểm toán độc lập sẽ như tấm hộ chiếu bảo chứng quyền lực cao nhất về phát triển bền vững của bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào trên thế giới, dù quy mô lớn hay nhỏ, hay ở bất cứ ngành nghề và lĩnh vực gì. Báo cáo ESG theo chuẩn mực quốc tế nhấn mạnh tính đo lường, minh bạch và xóa bỏ điểm mù về kiểm soát các rủi ro. Do đó, nó tạo niềm tin tuyệt đối có thể kiểm chứng cho khách hàng, đối tác và ngay cả các quỹ đầu tư khắt khe cung cấp các gói tín dụng xanh, hỗ trợ không giới hạn và đồng hành lâu dài với điều kiện ưu đãi nhất, chỉ dành cho các tay chơi dẫn đầu thị trường.
Báo cáo ESG cũng chính là cơ sở thực tiễn trên cơ sở khoa học để doanh nghiệp xây dựng một chiến lược hành động dài hạn về ESG gắn với Kế hoạch tổng thể của doanh nghiệp. Khi đã có kế hoạch với mục tiêu rõ ràng, hãy bắt đầu và kiên định thực hiện từ dễ tới khó.
Chuyển đổi ESG đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư và chuẩn bị kỹ nguồn lực. Việc này rất khó trong giai đoạn hiện nay, khó về vốn đầu tư, khó về công nghệ, khó cả về con người vận hành công nghệ.
Doanh nghiệp cần trợ lực để chuyển đổi ESG
Chính phủ Việt Nam mặc dù đã nỗ lực rất nhiều trong những năm trở lại đây nhưng vẫn còn khoảng cách xa so với thế giới nói riêng và nhu cầu của doanh nghiệp nói chung. Sẽ cần tăng tốc xây dựng, ban hành thêm khung pháp lý rõ ràng, lộ trình chuyển đổi và công bố công bằng với mọi doanh nghiệp và ngành nghề, chính sách khuyến khích về đào tạo, thuế và nguồn vốn ưu đãi mang tính đột phá. Đặc biệt ở giai đoạn đầu tiên là quá trình kiểm kê, đánh giá và phân tích thông tin, đào tạo đội ngũ nòng cốt, nhằm đưa ra Báo cáo ESG một cách hoàn chỉnh. Doanh nghiệp biết quá trình sản xuất kinh doanh của mình đang ở giai đoạn nào của lộ trình phát triển bền vững, khâu nào có vấn đề, để từ đấy có những giải pháp cải thiện hiệu quả.
Hung Ninh - ESG Transformation Lead
YTT Consulting
Bài viết liên quan