- Chủ đề Tác giả
- #1
Trong ngành Xây dựng việc chuyển đổi sử dụng các vật liệu tái chế và vật liệu “xanh”, đang trở thành một yêu cầu cấp bách.
Gỗ tái chế đóng vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh, đặc biệt là trong việc thúc đẩy bền vững môi trường và sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả.

Một số lượng lớn vật liệu tự nhiên có sẵn với số lượng hạn chế và phục hồi rất chậm, ví dụ như: liệu hóa thạch. Theo dự báo, dự trữ kim loại, dự trữ chì, kẽm và đồng trên toàn thế giới sẽ cạn kiệt trong 50 năm tới [10].
Hay vật liệu đá cần được hình thành trong một chu kỳ địa chất tự nhiên qua hàng nghìn, hàng triệu năm. Tuy nhiên, với việc mỏ đá bị khai thác liên tục, có thể sẽ bị cạn kiệt trước khi được phục hồi. Sự sụt giảm nghiêm trọng trữ lượng của một số mỏ đá còn để lại cảnh quan thiên nhiên bị hủy hoại.
Mặc dù gỗ là vật liệu tái tạo, nhưng phải mất nhiều năm để một cây mới trồng phát triển đầy đủ. Điều này đặc biệt đúng với gỗ cứng ở vùng nhiệt đới. Khoảng 10% các loài cây hiện có đang bị đe dọa như: Gỗ gụ và một số loại gỗ óc chó [10].
Việc sử dụng vật liệu này rất phổ biến, nhưng do cách tiếp cận không phù hợp dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loài động thực vật. Ngoài ra, việc chặt cây gây xói mòn lớp đất bề mặt, có thể ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái và làm đất trở nên cằn cỗi.
Cuối cùng, khai thác gỗ ồ ạt làm giảm khả năng hấp thụ carbon dioxide từ khí quyển, làm trầm trọng thêm biến đổi khí hậu. Việc khai thác gỗ rừng là một vấn đề thực trạng rất đáng lo lắng tại Việt Nam, diện tích rừng càng ngày càng thu hẹp ngay cả hệ thống rừng phòng hộ cũng bị khai thác chuyển đổi sai mục đích sử dụng (khu Đồng Đò, khu Lương Sơn – Hòa Bình)
Tóm lại, những tác động điển hình của việc sử dụng vật liệu trong nội thất tới môi trường và con người bao gồm:
Hiện nay nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm gỗ trên thế giới tăng đáng kể, với mức tăng tối thiểu 8% trên năm. Đối với các ngành chế biến gỗ tại Việt Nam cũng đang phát triển với tốc độ nhanh chóng đưa ngành chế biến gỗ vươn lên trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng.
Tuy nhiên trên thực tế việc khai thác và sử dụng nguồn gỗ trên thế giới và tại Việt Nam vẫn chưa đạt được hiệu quả cao. Theo thống kê trong khai thác tỉ lệ lợi dụng gỗ chỉ đạt 30 – 35% tỉ lệ thân cây, căn cứ theo Thông tư số 35/2011/TT BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ NN&PTNT về việc hướng dẫn, thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ thì phần lớn khối gốc, rễ, cành, ngọn, lá, cây sâu bệnh, dập hỏng … không có giá trị sử dụng được bỏ lại trở thành nguồn rác thải lớn.
Trong khâu cưa xẻ, tỷ lệ thành phẩm chỉ đạt trung bình 60% thể tích. Tỷ lệ lợi dụng chung chỉ đạt (30-35%) x 60% = 18-21%. Như vậy, một lượng rất lớn phế liệu gỗ chưa được sử dụng hợp lý, gây lãng phí rất lớn về tài nguyên gỗ. Ngoài ra, trong quá trình khai thác, vận chuyển, lưu bãi, gỗ bị suy giảm chất lượng do nấm mốc và côn trùng phá hoại.

Rác thải gỗ không chỉ dừng lại trong quy trình sản xuất mà còn xuất hiện rất nhiều trong quá trình sinh hoạt. Gỗ thành phẩm sau khi hết giá trị sử dụng hoặc hết giá trị về thẩm mỹ được phát thải ra môi trường, nguồn gỗ phế liệu này đã không được sử dụng đúng với tiềm năng và giá trị về mặt kinh tế của vật liệu gỗ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường qua việc bổ sung lượng rác thải.
Gỗ tái chế có thể đóng một vai trò quan trọng trong thiết kế nội thất bền vững. Một nghiên cứu đã đề xuất một chiến lược thiết kế sinh thái cho cửa gỗ nội thất, tập trung vào cải thiện môi trường trong các thành phần ván dăm, giao thông vận tải và các kịch bản cuối của vòng đời [9].
Một nghiên cứu khác đã giới thiệu một sàn gỗ có thể tái chế, giải quyết vấn đề sàn gỗ truyền thống khó thay thế và khó tái chế [9]. Ngoài ra, các phương pháp xử lý ngâm tẩm hóa chất nhiệt và nổ hơi nước đã được tìm thấy để cải thiện độ pH, khả năng đệm và chiều dài sợi của ván sợi mật độ trung bình liên kết urê formaldehyde (UF) tái chế (UF) và ván dăm (PB) [5].
Hơn nữa, việc quản lý sau sử dụng các sản phẩm gỗ có thể góp phần vào hiệu quả tài nguyên và giảm phát thải khí nhà kính, làm cho nó trở thành một khía cạnh quan trọng của việc sử dụng gỗ bền vững [6]. Những phát hiện này làm nổi bật tiềm năng của gỗ tái chế trong thiết kế nội thất bền vững, mang lại cả lợi ích môi trường và cơ hội cho hiệu quả tài nguyên.
Tuy nhiên các nghiên cứu về ứng dụng gỗ tái chế trong thiết kế nội thất bền vững còn hạn chế. Các phương pháp đánh giá về hiệu quả của việc sử dụng vật liệu tái chế đa phần chỉ tập trung vào các thuộc tính: tỷ lệ thu hồi, tính kinh tế khi thu hồi, tác động môi trường sau khu thu hồi…các phương pháp này còn tồn đọng nhiều vấn đề bất cập như sau:
Gỗ tái chế đóng vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh, đặc biệt là trong việc thúc đẩy bền vững môi trường và sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả.

1. Đặt vấn đề
Các vật liệu chúng ta chọn để xây dựng và trang trí nội thất có thể làm trầm trọng thêm tình trạng cạn kiệt tài nguyên; ảnh hưởng biến đổi khí hậu, thiếu nước sinh hoạt, mất đa dạng sinh học, tích tụ rác thải; gây ô nhiễm trong quá trình sản xuất và gây nguy hiểm cho sức khỏe của chúng ta.Một số lượng lớn vật liệu tự nhiên có sẵn với số lượng hạn chế và phục hồi rất chậm, ví dụ như: liệu hóa thạch. Theo dự báo, dự trữ kim loại, dự trữ chì, kẽm và đồng trên toàn thế giới sẽ cạn kiệt trong 50 năm tới [10].
Hay vật liệu đá cần được hình thành trong một chu kỳ địa chất tự nhiên qua hàng nghìn, hàng triệu năm. Tuy nhiên, với việc mỏ đá bị khai thác liên tục, có thể sẽ bị cạn kiệt trước khi được phục hồi. Sự sụt giảm nghiêm trọng trữ lượng của một số mỏ đá còn để lại cảnh quan thiên nhiên bị hủy hoại.
Mặc dù gỗ là vật liệu tái tạo, nhưng phải mất nhiều năm để một cây mới trồng phát triển đầy đủ. Điều này đặc biệt đúng với gỗ cứng ở vùng nhiệt đới. Khoảng 10% các loài cây hiện có đang bị đe dọa như: Gỗ gụ và một số loại gỗ óc chó [10].
Việc sử dụng vật liệu này rất phổ biến, nhưng do cách tiếp cận không phù hợp dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loài động thực vật. Ngoài ra, việc chặt cây gây xói mòn lớp đất bề mặt, có thể ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái và làm đất trở nên cằn cỗi.
Cuối cùng, khai thác gỗ ồ ạt làm giảm khả năng hấp thụ carbon dioxide từ khí quyển, làm trầm trọng thêm biến đổi khí hậu. Việc khai thác gỗ rừng là một vấn đề thực trạng rất đáng lo lắng tại Việt Nam, diện tích rừng càng ngày càng thu hẹp ngay cả hệ thống rừng phòng hộ cũng bị khai thác chuyển đổi sai mục đích sử dụng (khu Đồng Đò, khu Lương Sơn – Hòa Bình)
Tóm lại, những tác động điển hình của việc sử dụng vật liệu trong nội thất tới môi trường và con người bao gồm:
- Tiêu thụ tài nguyên: Quá trình sản xuất vật liệu nội thất đòi hỏi sử dụng tài nguyên tự nhiên như gỗ, kim loại, đất đá và nước. Việc khai thác và chế biến tài nguyên này có thể gây ra sự suy giảm tài nguyên và phá hủy môi trường tự nhiên.
- Tiêu thụ năng lượng: Quá trình sản xuất, vận chuyển và lắp đặt vật liệu nội thất tiêu tốn năng lượng lớn, đặc biệt là khi sản xuất các vật liệu như thép, nhôm, vành đai năng lượng và các vật liệu nhân tạo. Việc tiêu thụ năng lượng không bền vững có thể góp phần vào tình trạng biến đổi khí hậu và suy giảm nguồn năng lượng sạch.
- Ô nhiễm môi trường: Một số vật liệu nội thất, như sơn, keo và chất kết dính, có thể chứa các chất hóa học gây ô nhiễm và phát thải khí thải gây hại cho môi trường và sức khỏe con người. Việc sử dụng các vật liệu không phù hợp có thể góp phần vào ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời.
- Sự thoải mái và sức khỏe: Vật liệu nội thất có thể ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khỏe con người. Sự lựa chọn không đúng vật liệu có thể tạo ra môi trường không thoải mái, như tăng độ ẩm, phát tán mùi hôi, gây kích ứng da và dị ứng hô hấp. Ngoài ra, vật liệu cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng không khí và âm thanh trong không gian sống.
- Tái chế và chất thải: Vật liệu nội thất không tái chế hoặc không phân hủy được có thể tạo ra lượng chất thải lớn và gây nguy cơ cho môi trường. Việc sử dụng các vật liệu tái chế và thân thiện với môi trường có thể giảm lượng chất thải và tác động đến môi trường.
Hiện nay nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm gỗ trên thế giới tăng đáng kể, với mức tăng tối thiểu 8% trên năm. Đối với các ngành chế biến gỗ tại Việt Nam cũng đang phát triển với tốc độ nhanh chóng đưa ngành chế biến gỗ vươn lên trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng.
Tuy nhiên trên thực tế việc khai thác và sử dụng nguồn gỗ trên thế giới và tại Việt Nam vẫn chưa đạt được hiệu quả cao. Theo thống kê trong khai thác tỉ lệ lợi dụng gỗ chỉ đạt 30 – 35% tỉ lệ thân cây, căn cứ theo Thông tư số 35/2011/TT BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ NN&PTNT về việc hướng dẫn, thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ thì phần lớn khối gốc, rễ, cành, ngọn, lá, cây sâu bệnh, dập hỏng … không có giá trị sử dụng được bỏ lại trở thành nguồn rác thải lớn.
Trong khâu cưa xẻ, tỷ lệ thành phẩm chỉ đạt trung bình 60% thể tích. Tỷ lệ lợi dụng chung chỉ đạt (30-35%) x 60% = 18-21%. Như vậy, một lượng rất lớn phế liệu gỗ chưa được sử dụng hợp lý, gây lãng phí rất lớn về tài nguyên gỗ. Ngoài ra, trong quá trình khai thác, vận chuyển, lưu bãi, gỗ bị suy giảm chất lượng do nấm mốc và côn trùng phá hoại.

Rác thải gỗ không chỉ dừng lại trong quy trình sản xuất mà còn xuất hiện rất nhiều trong quá trình sinh hoạt. Gỗ thành phẩm sau khi hết giá trị sử dụng hoặc hết giá trị về thẩm mỹ được phát thải ra môi trường, nguồn gỗ phế liệu này đã không được sử dụng đúng với tiềm năng và giá trị về mặt kinh tế của vật liệu gỗ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường qua việc bổ sung lượng rác thải.
Gỗ tái chế có thể đóng một vai trò quan trọng trong thiết kế nội thất bền vững. Một nghiên cứu đã đề xuất một chiến lược thiết kế sinh thái cho cửa gỗ nội thất, tập trung vào cải thiện môi trường trong các thành phần ván dăm, giao thông vận tải và các kịch bản cuối của vòng đời [9].
Một nghiên cứu khác đã giới thiệu một sàn gỗ có thể tái chế, giải quyết vấn đề sàn gỗ truyền thống khó thay thế và khó tái chế [9]. Ngoài ra, các phương pháp xử lý ngâm tẩm hóa chất nhiệt và nổ hơi nước đã được tìm thấy để cải thiện độ pH, khả năng đệm và chiều dài sợi của ván sợi mật độ trung bình liên kết urê formaldehyde (UF) tái chế (UF) và ván dăm (PB) [5].
Hơn nữa, việc quản lý sau sử dụng các sản phẩm gỗ có thể góp phần vào hiệu quả tài nguyên và giảm phát thải khí nhà kính, làm cho nó trở thành một khía cạnh quan trọng của việc sử dụng gỗ bền vững [6]. Những phát hiện này làm nổi bật tiềm năng của gỗ tái chế trong thiết kế nội thất bền vững, mang lại cả lợi ích môi trường và cơ hội cho hiệu quả tài nguyên.
Tuy nhiên các nghiên cứu về ứng dụng gỗ tái chế trong thiết kế nội thất bền vững còn hạn chế. Các phương pháp đánh giá về hiệu quả của việc sử dụng vật liệu tái chế đa phần chỉ tập trung vào các thuộc tính: tỷ lệ thu hồi, tính kinh tế khi thu hồi, tác động môi trường sau khu thu hồi…các phương pháp này còn tồn đọng nhiều vấn đề bất cập như sau:
- Chỉ xem xét đến một mặt của vấn đề
- Chỉ phân tích tính kinh tế, tính môi trường của một bộ phận
- Không tính đến tính chất hoạt động của tính năng môi trường, trong tính toán tính năng môi trường của một sản phẩm còn tùy thuộc vào tình trạng sử dụng cụ thể.